- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Trẻ em cũng có thể mắc đái tháo đường type 2 nếu duy trì lối sống không lành mạnh
Chế độ ăn cho người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2
Bị đái tháo đường ăn mật ong: Điều gì sẽ xảy ra?
Kiểm soát đường huyết khi đi du lịch cho bệnh nhân đái tháo đường
Dấu hiệu bệnh nhân đái tháo đường cần phải thay đổi cách điều trị ngay
Đái tháo đường type 2 ở trẻ nhỏ
Đái tháo đường là tình trạng tuyến tụy không thể sản xuất đủ hormone insulin, hoặc sử dụng insulin không hiệu quả dẫn tới việc cơ thể không thể kiểm soát tốt đường huyết. Đái tháo đường type 2 ở trẻ em là sự kết hợp của cả tình trạng đề kháng insulin và sự suy giảm sản sinh insulin trong tuyến tụy.
Theo TS. Rachel Klein, một bác sỹ nhi khoa người Mỹ: “Với trẻ khỏe mạnh, cơ thể bé có thể tự điều tiết sản sinh insulin (ở mức vừa phải) để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Trong trường hợp cơ thể chỉ sản xuất được ít insulin, hoặc các tế bào không phản ứng tốt với insulin, đường huyết có thể tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ nhỏ”.
Trẻ có thể bị đái tháo đường do cơ thể bị đề kháng insulin
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải các biến chứng đái tháo đường như suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh (khiến tay chân yếu, tê, đau), bệnh tim mạch, suy thận, đột quỵ…
Đâu là các nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ nhỏ?
TS. Rachel Klein nói: “Có nhiều yếu tố có thể làm tăng cao nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ, trong đó béo phì là một trong các nguy cơ chủ yếu. Tỷ lệ trẻ béo phì càng tăng cao, tỷ lệ chẩn đoán đái tháo đường type 2 ở trẻ em cũng tăng tương ứng”.
Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường nếu bị di truyền từ cha mẹ; Người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai; Trẻ ít vận động và có chế độ ăn uống không lành mạnh.
Béo phì là một trong các nguy cơ chủ yếu gây đái tháo đường ở trẻ
Dù các yếu tố di truyền là không tránh khỏi, các chuyên gia cho rằng thay đổi lối sống cho trẻ nhỏ cũng có thể mang lại các lợi ích tích cực, giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 cho trẻ em.
Thay đổi lối sống như thế nào để phòng bệnh đái tháo đường cho trẻ?
Thay đổi chế độ ăn uống:
Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ ngũ cốc, các loại đậu, rau củ, trái cây. Bổ sung chất béo lành mạnh từ các thực phẩm ít chất béo bão hòa như thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo. Các thực phẩm có chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) như các loại quả hạch, quả bơ cũng nên được tiêu thụ với lượng vừa phải trong chế độ ăn của bé.
Hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ; Các món ăn nhiều muối; Các món ăn và đồ uống nhiều đường (như các loại bánh ngọt, nước ngọt, nước trái cây…) cho trẻ để phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường type 2.
Khuyến khích bé vận động nhiều hơn:
Cha mẹ nên khuyến khích con vận động thể chất, tham gia các hoạt động ngoài trời ít nhất 60 phút/ngày. Bạn cũng nên hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của bé không quá 2 tiếng/ngày để phòng ngừa nguy cơ béo phì, dẫn tới đái tháo đường type 2.
Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2.
Bình luận của bạn